Rời đi và lưu vong Kristina của Thụy Điển

Chân dung bởi Jacob Ferdinand Voet

Vào mùa hè năm 1654, Christina mặc y phục nam giới rời khỏi Thụy Điển với sự giúp đỡ của Bernardino de Rebolledo, với tên giả là Bá tước Dohna, đi qua Đan Mạch, một nước có quan hệ căng thẳng với Thụy Điển. Christina đã chuyển đi hết những cuốn sách, tranh vẽ, tượng và tấm thảm có giá trị từ lâu đài Stockholm của bà khiến tài sản của nó không còn lại gì.[73][74]

Christina đến thăm Frederick III, Công tước Holstein-Gottorp. Bà viết thư tiến cử hai cô con gái của Công tước với Charles Gustav. Charles đồng ý và kết hôn với Hedwig Eleonora.[75] Vào ngày 10 tháng 7, Christina đến Hamburg.

Christina đến thăm Johann Friedrich Gronovius và Anna Maria van Schurman tại Cộng hòa Hà Lan. Vào tháng 8, bà đến miền Nam Hà Lan và định cư tại Antwerp. Trong bốn tháng, Christina trụ tại biệt thự của một thương nhân Do Thái. Bà được Đại công tước Leopold Wilhelm của Áo; Hoàng thân de Condé, đại sứ Pierre Chanut, cũng như cựu thống đốc Na Uy Hannibal Sehested viếng thăm. Vào buổi chiều, bà đi cưỡi ngựa, và mở tiệc mỗi tối cùng với kịch hay âm nhạc. Christina nhanh chóng tiêu hết tiền và phải bán bớt một số tấm thảm, đồ dùng bằng bạc và đồ trang sức. Khi tình hình tài chính của bà không khá hơn, Đại công tước đã mời bà đến cung điện Brussels của ông ở Coudenberg. Vào ngày 24 tháng 12 năm 1654, bà cải đạo sang Công giáo tại nhà nguyện của Đại công tước với sự chứng kiến của Dominican Juan Guêmes,[76] Raimondo Montecuccoli và Pimentel.[77] Khi sinh ra bà được rửa tội với tên Kristina Augusta, và giờ bà nhận tên mới là Christina Alexandra.[note 8] Bà đã không công khai cải đạo vì e ngại hội đồng Thụy Điển có thể từ chối trả tiền cấp dưỡng cho bà. Ngoài ra, Thụy Điển đang chuẩn bị cho cuộc chiến chống lại Pomerania, có nghĩa là thu nhập của bà từ vùng đất đó bị giảm đáng kể. Giáo hoàng và Philip IV của Tây Ban Nha cũng không thể hỗ trợ bà một cách công khai, vì bà chưa công khai trở một người Công giáo. Christina phải đi vay một khoản vay lớn, và gán nợ bằng số sách và tượng của mình.[79]

Vào tháng 9, bà lên đường đến Ý đến với đoàn tùy tùng gồm 255 người và 247 con ngựa. Sứ giả của giáo hoàng, thủ thư Lucas Holstenius, vốn đã cải đạo, đợi bà ở Innsbruck. Vào ngày 3 tháng 11 năm 1655, Christina công khai cải đạo sang Công giáo La Mã ở Hofkirche và viết thư báo cho Giáo hoàng Alexander VII và anh họ Charles X. Bà kỉ niệm điều này bằng việc cho diễn một vở opera của Antonio Cesti. Người ta nói Đại công tước Ferdinand Charles của Áo, vốn đã khó khăn về tài chính, giờ gần như khánh kiệt vì đón tiếp Christina. Bà lại rời đi vào vào ngày 8 tháng 11.[80]

Lên đường đến Rome

Lễ đón mừng Christina tại Palazzo Barberini vào ngày 28 tháng 2 năm 1656

Hành trình đi về phía nam qua Ý đã được Vatican lên kế hoạch chi tiết với các lễ tiếp đón hoành tráng ở Ferrara, Bologna, Faenza và Rimini. Christina chính thức vào Rome vào ngày 20 tháng 12, trong một cỗ xe được thiết kế bởi Bernini,[81] đi qua cổng Porta Flaminia, ngày nay được gọi là Porta del Popolo.[note 9] Christina gặp Bernini vào ngày hôm sau, bà mời ông đến phòng mình vào tối cùng ngày và họ trở thành bạn thân suốt đời." Hai ngày sau, bà được vào Vương cung thánh đường Vatican, và được Đức Giáo hoàng ban phép thông công tại đây. Đó là lúc giáo hoàng ban cho bà cái tên đệm thứ hai, Alexandra, dạng nữ của chính tên ông."[82] Bà được cấp chái nhà của riêng mình bên trong Vatican, được trang trí bởi Bernini.

Chuyến thăm của Christina tới Rome là vinh quang của Giáo hoàng Alexander VII và là dịp tưng bừng cho các lễ hội Baroque hoa lệ. Trong vài tháng tiếp theo, bà là mối quan tâm duy nhất của Giáo hoàng và triều thần. Các quý tộc tranh giành sự chú ý của bà và thay nhau chiêu đãi bà với các màn pháo hoa, đấu thương, đấu kiếm, nhào lộn và opera không ngừng nghỉ.[83][84]

Palazzo Farnese

Thư của Christina gửi Decio Azzolino trong Phòng lưu trữ quốc gia Thụy Điển

Christina định cư tại Cung điện Farnese, thuộc về Công tước Parma. Bà tiếp đãi nhiều nhà quý tộc và trí thức, cùng thảo luận về âm nhạc, sân khấu và văn học.

Christina định cư tại Cung điện Farnese, thuộc về Công tước Parma. Bà tiếp đãi nhiều nhà quý tộc và trí thức, cùng thảo luận về âm nhạc, sân khấu và văn học. Bà giao tiếp tự do với những người đàn ông bằng tuổi, trong đó có Hồng y Decio Azzolino, người từng là thư ký cho đại sứ ở Tây Ban Nha, và chịu trách nhiệm về việc trao đổi thư từ của Vatican với các triều đình châu Âu.[85] Hai người thân thiết đến mức Đức Giáo hoàng yêu cầu ông rút ngắn các chuyến viếng thăm cung điện của bà; nhưng họ vẫn là bạn suốt đời. Cùng lúc đó, Christina biết rằng người Thụy Điển đã dừng chu cấp cho bà sau khi bà cải đạo sang Công giáo.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kristina của Thụy Điển http://womenshistory.about.com/od/rulerspre20th/p/... http://www.authorama.com/famous-affinities-of-hist... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/115660/C... http://www.britannica.com/biography/Antonio-Vieira http://www.britannica.com/biography/Christina-quee... http://www.christies.com/LotFinder/LotDetailsPrint... http://news.coinupdate.com/kunker-auctions-preview... http://www.forgottenbooks.com/readbook_text/The_Co... http://www.forgottenbooks.com/readbook_text/The_Hi... http://www.jsnyc.com/season/kristina.htm